RSS

Tài khoản thuế GTGT & hạch toán TGTGT.

22 Th3

1. Tài khoản 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.

a. Hạch toán Tài khoản 133 cần tuân theo các quy định sau:

Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT

Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.

Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.

Đối với tài sản cố định mua vào sử dụng riêng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì thuế GTGT của tài sản cố định được tính vào nguyên giá của tài sản cố định

Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán và Tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải,…) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được quy định tại Điểm 14, Mục I, Phần B Thông tư số 122/2000/BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính.

Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào Bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT.

Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.

b. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133

Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Bên Có:

Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả

Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vu.

Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Tài khoản 1332 – thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.

Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

2. Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”

Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp và Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

a. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 3331

Bên Nợ:

Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN

Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

Bên Có:

Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ; – Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ;

Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập khác;

Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu

Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN

Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3:

Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.

Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.

Hạch toán:

Nguyên tắc chung:

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:

Về chứng từ hạch toán

Chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm: hóa đơn, bảng kê, chứng từ đặc thù. Số thuế GTGT được hạch toán vào TK133:

Số ghi trên dòng thuế GTGT nếu là hóa đơn GTGT.

Tỷ lệ 1% trên giá mua nếu là hóa đơn bán hàng của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Tỷ lệ 1% trên giá trị hàng hóa mua vào theo Bảng kê đối với hàng hóa là nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến: đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hóa đơn.

Được quy đổi từ giá thanh toán (giá đã có thuế GTGT) nếu là chứng từ đặc thù theo công thức.

Cách hạch toán

Hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua vào.

Nếu không tách riêng được, thì cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.

Cấn trừ 133-3331

Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định

Đối với cơ sở kinh doanh theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên 22/03/2008 in Chưa phân loại

 

Nhãn:

Bình luận về bài viết này